Lược giải kinh Hoa Nghiêm – Thiện Tài cầu đạo với thần Đại Thiên
大方廣佛華嚴經
- Published: 06 Nov 2021 21:09:05
- Modified: 31 Jul 2022 14:19:31
- Categories: Kinh Hoa Nghiêm, Lược giải kinh Hoa Nghiêm
- Tags: Thích Trí Quảng
Nói đến thần linh, các dân tộc trên thế giới đều quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều nghĩ rằng thần linh tiêu biểu cho sự hiện hữu thiêng liêng vượt ngoài tầm hiểu biết của con người.
Riêng kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp giới đề cập rất nhiều về thần linh. Các vị thần này được diễn tả dưới dạng tu hành đạo Bồ tát, mang lại tình thương và sự hiểu biết cho chúng ta, để rồi từng bước chư thần tiến đến Vô thượng Đẳng giác. Và chúng ta được họ giúp đỡ cũng dần dần sửa đổi tâm tánh, tiến tu thành Phật. Đó là điểm chính yếu khác biệt giữa quan niệm thần linh theo Phật giáo và các tôn giáo khác.
Thật vậy, kinh Hoa Nghiêm phổ cập trên thế giới, vì dung nhiếp tất cả tín ngưỡng cổ đại và mang tánh triết học. Trong khi phần lớn các tôn giáo nặng về tín ngưỡng, thờ thần nhưng không biết rõ lai lịch của thần, không lý giải được việc làm của thần. Trái lại, giới thiệu các thần linh, kinh Hoa Nghiêm cho chúng ta biết rõ việc làm của họ, xuất xứ của họ, nguyên nhân đưa họ đến vị trí thần linh.
Thiện Tài đồng tử được Bồ tát Chánh Thu dạy đến cầu học với Thần Đại Thiên. Thần này chỉ cho Thiên thần, là hình thức tín ngưỡng mà chúng ta quen gọi là Trời. Không biết Trời là ai, có người hình dung ra đó là đấng tạo hóa hay Ngọc Hoàng thượng đế. Người Nhật bản thì gọi là Thiên Chiếu. Nói chung, thần là đấng hiện hữu ở trên ban xuống mà chúng ta không biết.
Người ở nhân gian không thấy Trời, nhưng Thiện Tài gặp được ông, nói lên tinh thần giữa nhân gian và thiên thượng có sự liên quan mật thiết với nhau. Những gì mà chúng ta mới biết sử dụng tưởng là mới có, nhưng thực sự hàng ngàn năm trước tất cả hiện tượng trong trời đất đã có sẵn. Người có trí huệ khám phá được nguyên lý ấy, người mê muội thì chẳng có gì.
Không phải Đại Thiên mới hiện hữu, nhưng nhờ gặp Chánh Thu Bồ tát khai huệ nhãn, Thiện Tài phát sanh trí huệ, mới thấy được Đại Thiên. Đại Thiên xuất hiện, dạy cho Thiện Tài Bồ tát hạnh, tất nhiên Đại Thiên đã là Bồ tát. Bồ tát ở trong loài người làm lợi ích cho mọi người, Đại Thiên là Bồ tát ở trong loài Trời.
Đại Thiên là vị thần chi phối nhân gian, tạo ra con người. Vị thần này được kinh Hoa Nghiêm diễn tả là người tác động để chúng ta trở thành tốt. Ông thần mà người Nhật hay Việt Nam thờ cúng trước kia quấy nhiễu, đòi hỏi đủ thứ, đòi cả đồng nam đồng nữ. Nay kinh Hoa Nghiêm diễn tả nếu thật là Đại Thiên thì phải thương người, lo cho người nên được kính trọng; đó chính là Bồ tát.
Đại Thiên cho Thiện Tài châu báu quý giá, dù Thiện Tài không xin. Trong khi nhiều người khác quỳ lạy van xin mà ông vẫn không giúp. Theo Đại Thiên, Bồ tát khó thấy, khó thân cận. Người nào có ba nghiệp thuần tịnh thì Đại Thiên hiện ra và ban cho tất cả.
Thiện Tài có hạnh nguyện giống Đại Thiên, nên ngài cho ông rất nhiều, nhằm kết làm pháp lữ, cùng làm lợi ích cho muôn loài. Không riêng gì Thiện Tài mà những người đã tu ba nghiệp thanh tịnh, trí huệ bừng sáng, thông được tất cả, thì thiên đường hiện ra và được Đại Thiên ban thưởng. Ngài cho không phải để họ hưởng thụ, mà để thay ngài làm lợi ích cho người khác. Đại Thiên không thiên vị, sở dĩ ngài không cho người còn đủ nghiệp ác, vì nếu giúp thì họ sẽ phá đạo hại đời. Đối với chúng sanh như vậy, ngài hiện nhiều thân, đa dạng, có lúc làm thiên lôi để đe dọa cho họ sợ, không dám làm việc tội lỗi.
Học với Đại Thiên, biết được việc của thiên đường và tìm được tất cả phúc lạc, thì đến chuyện dưới đất phải hỏi Địa thần An Trụ. Thiên thần và Địa thần, hay tín ngưỡng trời che đất chở đã có từ lâu theo tôn giáo cổ truyền, nhưng không giải thích được. Phải đến kinh Hoa Nghiêm mới lý giải sâu sắc về ý nghĩa của hai vị thần minh này.
Có thể nói rằng khi Phật giáo thịnh hành, các nhà sư dùng tín ngưỡng nhân gian có sẵn để giúp mọi người hiểu lý trùng trùng duyên khởi của kinh Hoa Nghiêm; đó là pháp tu sống hài hòa với trời đất và với mọi người.
- Lược giải kinh Hoa Nghiêm
- Dẫn nhập lược giải
- Ý nghĩa đề kinh
- Quan niệm về Đức Phật
- Bồ Tát Đạo
- Thiện Tài đồng tử cầu đạo
- Đức Vân Tỳ kheo
- Hải Vân Tỳ kheo
- Thiện Trụ Tỳ kheo
- Di Già
- Trưởng giả Giải Thoát
- Hải Tràng Tỳ kheo
- Hưu Xã Ưu bà di
- Tiên nhân Tỳ Mục Cù Sa
- Thắng Nhiệt Bà la môn
- Từ Hạnh đồng nữ
- Thiện Kiến Tỳ kheo
- Tự Tại Chủ đồng tử
- Cụ Túc Ưu bà di
- Cư sĩ Minh Trí
- Trưởng giả Pháp Bửu Kế
- Trưởng giả Phổ Nhãn
- Vua Vô Yểm Túc
- Vua Đại Quang
- Bất Động Ưu bà di
- Biến Hành ngoại đạo
- Trưởng giả Ưu Bát La Hoa
- Thuyền trưởng Bà Thi La
- Vô Thượng Thắng hay Di Lặc Bồ Tát
- Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân
- Bà kỹ nữ Tu Mật Đa
- Cư sĩ Tỳ Sắc Chi La
- Bồ Tát Chánh Thu
- Bồ Tát Quán Tự Tại
- Thần Đại Thiên
- Địa thần An Trụ
- Dạ thần Bà San Bà Diễn Để
- Dạ thần Khai Phu Nhứt Thiết Thọ Hoa và Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Nhứt Thiết Chúng Sanh
- Thọ thần Diệu Đức Viên Mãn
- Bồ Tát Di Lặc
- Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi
- Bồ Tát Phổ Hiền
- Phổ Hiền Hạnh Nguyện
- Nội dung kinh Hoa Nghiêm
- Dẫn nhập nội dung
- Thay lời tựa
- 01. Thế Chủ Diệu Nghiêm
- 02. Như Lai Hiện Tướng
- 03. Phổ Hiền Tam Muội
- 04. Thế Giới Thành Tựu
- 05. Hoa Tạng Thế Giới
- 06. Tỳ Lô Giá Na
- 07. Như Lai Danh Hiệu
- 08. Tứ Thánh Đế
- 09. Quang Minh Giác
- 10. Bồ Tát Vấn Minh
- 11. Tịnh Hạnh
- 12. Hiền Thủ
- 13. Thăng Tu Di Sơn Đảnh
- 14. Tu Di Sơn Đảnh Kệ Tán
- 15. Thập Trụ
- 16. Phạm Hạnh
- 17. Sơ Phát Tâm Công Đức
- 18. Minh Pháp
- 19. Thăng Dạ Ma Thiên Cung
- 20. Dạ Ma Cung Kệ Tán
- 21. Thập Hạnh
- 22. Vô Tận Tạng
- 23. Thăng Đâu Suất Thiên Cung
- 24. Đâu Suất Kệ Tán
- 25. Thập Hồi Hướng
- 26. Thập Địa
- 27. Thập Định
- 28. Thập Thông
- 29. Thập Nhẫn
- 30. A Tăng Kỳ
- 31. Thọ Lượng
- 32. Chư Bồ Tát Trụ Xứ
- 33. Phật Bất Tư Nghì
- 34. Như Lai Thập Thân Tướng Hải
- 35. Như Lai Tùy Hảo Quang Minh Công Đức
- 36. Phổ Hiền Hạnh
- 37. Như Lai Xuất Hiện
- 38. Ly Thế Gian
- 39. Nhập Pháp Giới
- 40. Phổ Hiền Hạnh Nguyện